Thiết Bị Cảm Biến Ánh Sáng Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động

Cảm biến ánh sáng là gì? Bạn có đang sử dụng hay từng nghe qua về các thiết bị cảm biến ánh sáng thông minh này hay chưa? Là một người tiêu dùng hiện đại, mong muốn theo đuổi phong cách sống thì trước tiên hãy tân trang ngôi nhà trở nên tiện nghi, sang trọng hơn. Đèn cảm biến ánh sáng thông minh là một lựa chọn sáng suốt giúp ngôi nhà của bạn trở nên tân tiến hơn với công nghệ bật tắt tự động. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các sản phẩm cảm biến ánh sáng từ thiết kế đến nguyên lý hoạt động qua bài viết này nhé.

1. Cảm biến ánh sáng là gì?

Cảm biến ánh sáng được biết là thiết bị quang điện hay nói cách khác nó là một dạng thiết bị cảm biến thông minh có khả năng chuyển đổi ánh sáng trở thành tín hiệu điện (gồm cả ánh sáng có thể nhìn thấy bằng mắt thường và ánh sáng ở dạng tia hồng ngoại). Nhờ thiết kế mắt cảm biến được gắn trực tiếp trên thiết bị nên nó có thể nhận biết được các biến đổi của môi trường. Qua đó, thiết bị sẽ điều được ánh sáng phù hợp. Cảm biến này cũng có thể nhận thấy và điều chỉnh được ánh sáng phát ra dựa trên các điốt quang học. Một vài người trong ngành họ gọi cảm biến ánh sáng là “cảm biến ảnh” bởi vì năng lượng được chuyển đổi từ photon (ánh sáng) thành electron (điện).

Cảm biến ánh sáng

2. Có mấy loại cảm biến ánh sáng?

Có 3 loại cảm biến ánh sáng phổ biến: Photoresistor (LDR), Photodiodes và cuối cùng là Phototransistors.

2.1. Cảm biến Photoresistor (LDR)

Cảm biến Photoresistor là chất cảm quang hoặc nói một cách dễ hiểu hơn là điện trở phụ thuộc vào ánh sáng (LDR). Theo phân tích, loại cảm biến ánh sáng này được nhiều người ưa chuộng và sử dụng nhất vì nó cho tín hiệu ổn định, rõ ràng và độ chính xác cao. Thiết bị cảm biến này được ứng dụng chủ yếu cho đèn đường, đèn biển quảng cáo vào ban đêm…

2.2 Cảm biến Photodiodes

Photodiodes là một loại cảm biến có chức năng thay đổi ánh sáng thành dòng điện thường được làm bằng chất liệu silicon hoặc gecmani. Bên cạnh đó, nhiều bộ lọc quang học, ống kính tích hợp… được trang bị bên trong. Loại cảm biến này được ứng dụng rộng rãi các thiết bị như: điều khiển từ xa, thiết bị điện tử, thiết bị y tế, thiết bị đo lường và sử dụng cho tấm pin mặt trời.

2.3 Phototransistors

Bản chất của loại cảm biến này thật ra là cảm biến Photodiodes nhưng nó khuếch đại lên gấp nhiều lần. Chính vì thế, độ cảm biến của Phototransistors tăng lên rất nhiều nên thường xuyên được ứng dụng cho các thiết bị có yêu cầu độ cảm ứng cao, cực nhạy và có kích thước lớn.

3. Ưu nhược điểm của thiết bị cảm biến ánh sáng

3.1 Ưu điểm

  • Thiết kế thông minh, nhỏ gọn và hiện đại
  • Có chức năng bật, tắt đèn tự động nhờ vào khả năng nhận biết được tín hiệu môi trường
  • Tiết kiệm điện một cách tối ưu
  • Tiện nghi hơn cho gia đình, công ty… Đặc biệt là tạo nên được một không gian sang trọng theo lối sống hiện đại.
  • Ứng dụng được ở mọi nơi mà không cần phải lo lắng việc phải bật/tắt công tắc

3.2 Nhược điểm

Thiết bị cảm biến ánh sáng quá tiện dụng cho đời sống người dân hiện nay nhưng cũng có một nhược điểm nhỏ không đáng kể. Thiết bị được thiết kế với độ cảm ứng nhạy cũng là một nhược điểm vì khá kén những nơi có quá nhiều nguồn sáng hoặc nơi có vật thể chuyển động liên tục.

4. Những lưu ý khi lắp thiết bị

  • Vì thiết cảm biến ánh sáng có khả năng xoay 360 độ, đối với đèn cảm biến có nguyên lý hoạt động theo chuyển động của vật nên hướng đèn cảm biến ở vị trí cần phát hiện chuyển động, có ít vật cản để mang lại hiệu quả cao nhất. Đối với loại cảm biến có nguyên lý hoạt động theo cảm biến ánh sáng thì nên lắp đặt ở những nơi có ít nguồn sáng khác để tránh tình trạng đèn bật/tắt liên tục gây hư hỏng.
  • Chúng ta cần lưu ý khoảng cách phù hợp để lắp đặt đèn tùy thuộc vào từng không gian. Đối với không gian chiếu sáng trong nhà khoảng cách phù hợp sẽ từ 5m trở xuống. Đối với dãy hành lang, cầu thang thì khoảng cách lý tưởng để lắp đặt là 2m. Đặc biệt, đối với các hệ thống đèn đường nên sử dụng loại cảm biến có phạm vi 10m.
  • Nên ưu tiên chọn mua những loại có khả năng chống ẩm cao. Bên cạnh đó, cũng chịu được sự thay đổi thất thường của thời tiết của môi trường, điều đó sẽ giúp duy trì được tuổi thọ cho thiết bị cảm biến ánh sáng của bạn.

Cảm biến ánh sáng là gì?

Việc nắm được các thông tin về thiết bị cảm biến ánh sáng sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được loại đèn nào phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Sumosolar là nơi cung cấp các thiết bị đèn led và đèn năng lượng mặt trời với chất lượng vượt trội, độ bền cao và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần chúng tôi giải đáp, thì đừng chần chừ và liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tận tâm và tư vấn tận tình. Sumosolar cam kết sẽ đem đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho quý khách hàng từ sản phẩm đến dịch vụ.

Thông tin địa chỉ cửa hàng và cách thức liên hệ để mua hàng: